[tintuc]Rượu tứn khửn được mệnh danh là thần dược bổ dương vùng Tây Bắc với tác dụng bổ dương cực mạnh mà nếu đàn ông xa vợ khuyên không nên dùng vì lúc nào cũng rạo rực và sung mãn nếu không có “âm” để hài hòa thì bứt dứt không thôi.

Rượu tứn khửn thứ rượu bí truyền của người dân tộc Mông ở  Sốp Cộp – Sông Mã và nhiều vùng Tây Bắc khác mỗi nơi lại có những bí truyền riêng của từng vùng nhưng tựu chung lại loại rượu này được đồn thổi có tác dụng giúp quý ông luông sung mãn, hừng hực dù là trai tráng hay ngoài tứ tuần. Nhiều người Tây Bắc còn ví tứn khửn là Amakong của Tây Bắc là vì thế.
Rượu tứn khửn hiện nay được lùng mua rất nhiều nên các loại thảo dược làm nên loại rượu này số lượng hạn chế vì loại quả của cây cũng là nguyên liệu để ra được thứ rượu này là quả chí chuôn chua có nơi gọi là Chí Chiền Chùa cũng có thể là do cách phiên âm của từng người vì đó là tiếng dân tộc hoặc dưới xuôi gọi là quả na rừng.
quả Chí chuôn chua thành phần chính của rượu tứn khửn
quả Chí chuôn chua thành phần chính của rượu tứn khửn
Đây là loại quả rất giống qua na ăn và là khoái khẩn của các loại thú rừng: hươu, vẹt, chim, khỉ, sóc…nghe nói cũng chính vì các loài vật ăn loại quả này mà người dân tộc Mông học theo nên mới phát hiện ra được sự lý thú của loại quả này.
Do đó để có được quả của cây này nhiều khi đi rừng cả ngày trời người đi rừng chỉ lấy được vài cân quả chín do đa phần bị muông thú ăn hết mà quả lại mọc tít trong rừng sâu.

Tác dụng của rượu tứn khửn làm quý ông dựng lên thì dễ xuống khó

Theo các cụ trong bản của người Mông thì người đàn ông nào “yếu sinh lý”, lấy vợ đã lâu khó có con, thì mỗi tối trước khi đi ngủ nên uống một đến hai chén nhỏ rượu “tứn khửu” và uống đều trong một tháng thì sẽ “khỏe lên” như thường và mọi thứ sẽ được giải quyết. Thực hư đến đâu thì chỉ có các bác trải nghiệm mới có đánh giá của riêng mình

Tứn khửn ngâm rượu bổ dương và tryền thuyết

Người dân Pu Hao thường truyền miệng câu chuyện truyền thuyết về “tứn khửn” như sau:
Ngày xưa, ở bản Pu Hao có một vị già làng nổi tiếng khỏe mạnh và dũng mãnh tên Giàng A Dương. Cụ thường vào sâu trong các khu rừng già chưa để săn thú. Tình cờ những lần như vậy, Ông thấy lũ sóc và lũ cầy hương tranh nhau chí chéo một loại quả lạ nhỏ có màu sắc hấp dẫn và có mùi hương dễ chịu, nên ông đã mạo hiểm ăn thử. Ăn thử xong ông thấy thấy tinh thần phấn chấn, người rạo rực, do am hiểu động vật rừngông biết loài sóc với cầy hương rừng đang vào mùa sinh sản của chúng nên ông lờ mờ nhận ra tác dụng của loại quả đặc biệt này.
Ông liền hái quả loài quả lạ này mang về dùng thấy có tác dụng ông liền phổ biến cho mọi người trong bản. Mọi người thường dùng ngâm rượu để dùng dần. Sau đó loại quả này được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nhưng để làm nên loại rượu “dựng lên” thì không thể thiếu quả Chí chuôn chua này

Cách ngâm rượu tứn khửn

Thực ra rượu tứn khửn là sự kết hợp của các vị gồm loại thảo mộc
Vị 1: Cây chí chuôn chùa đây là một loại cây dây leo thường có quả rất như quả dứa,cây có đặc điểm sống dựa vào những cây cổ thụ. Để ngâm ra rượu thì cần dùng cả rễ, thân và quả của cây này.
Nhưng đặc biệt là bắt buộc phải có thành phần là quả chí chuôn chua
Quả  cây “Chí chuôn chua” thường chín vào mùa đông từ tháng 9-10 hàng năm. Quả chín có mùi thơm vị hơi cay đặc trưng độ tỏa mùi của nó bay khắp cả cánh rừng. Do đó nó dễ dàng thu hút các loại cầy, sóc, chim, thú đến ăn quả của nó đặc biệt quả này lại trùng với mùa giao phối, sinh sản của sóc, chồn… nên quả chưa chín có khi đã hết rồi.
Vị 2: Cây cưa chừ ma loại dây dạng dây bò dưới đất dài khoảng 3m.
Vị 3: rễ cây tứn khửn thường thái lát, phơi khô
Ngoài ra còn 1 số vị thuốc bí truyền khác được thêm vào thang thuốc này
Tất cả được thái lát rồi phơi khô riêng quả quả Chí chuôn chua thì có thể dùng quả chín tươi để ngâm.
Vậy là đã có 3 món đúng bài để ngâm nhưng để có được 3 vị này quả thực không hề đơn giản.
Cách ngâm của đồng bào dân tộc Mông rất cầu kỳ thường cho riêng quả chí chuôn chua vào ống tre bịt kín, đem đun cách thủy 1 đêm rồi sau đó cho ngay các vị thuốc trên vào bình, đổ rượu ngập các vị,đậy kín đem hạ thổ suốt 1 năm sau đó mới đem dùng.

Đặc trưng của rượu tứn khửn

Đặc trưng của rượu màu đen óng, rượu ngâm lâu ngả màu nhờ nhờ như nước nấu canh hến.
Rượu ngâm lâu có mùi thơm cay sực nức, rượu vị mát và bổ nhưng khi uống xong đã thấy rạo rực, ấm nóng trong người.[/tintuc]

Chat với chúng tôi