[giaban][/giaban] [mota]Sâm cau đỏ mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay sâm cau đỏ mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, ĐIện Biên, Hòa Bình… Cây còn thấy mọc ở các nước như: Ấn độ, mailaixia, Thái lan, Campuchia và Trung Quốc.
Tên khác: Sâm cau đỏ còn có tên là: (Tiên Mao, Ngải cau )
Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, thuộc họ Thủy tiên
Là loại cỏ, cao khoảng 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài (thường gọi là củ). Lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau). Hoa màu vàng, mọc thành từng cụm, không cuống, trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá
[/mota] [chitiet]
Củ sâm cau đỏ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.
Củ sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
Sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây sâm cau đỏ làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.
Tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
Tác dụng bồ bổ sức khỏe
Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ